Advertisement

  • Trả lại sự thật về hình tượng Lê Văn Tám (GS Phan Huy Lê) Về câu chuyện Lê Văn Tám, GS Phan Huy Lê: “… mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực …”Bấy giờ là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôi có nhiều dịp làm việc với GS Trần Huy Liệu trong công trình khoa học do GS chủ trì và tôi được mời tham gia. Lúc đó, GS Trần Huy Liệu là Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học xã hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học. Ngoài những buổi họp ban biên soạn ở cơ quan, tôi có một số buổi làm việc với GS tại nhà riêng.
    Tượng đài Văn Tám
    công viên cùng tên tại Sài Gòn


    Ngoài công việc biên soạn công trình, GS thường trao đổi một cách thân tình những vấn đề thời sự sử học trong và ngoài nước, kể lại một số chuyện trong đời hoạt động cách mạng của mình. Trong những năm 1954 - 1956, khi tôi đang học ở trường Đại học Sư phạm/văn khoa Hà Nội, GS Trần Huy Liệu có đến giảng một số bài về cách mạng Việt Nam.


    Về câu chuyện Văn Tám, tôi xin được tóm lược một cách đầy đủ lời kể và lời dặn của GS Trần Huy Liệu mà tôi đã lĩnh hội như sau:


    Kho xăng của địch ở Thị Nghè bị đốt cháy vào khoảng tháng 10 - 1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên tôi (GS Trần Huy Liệu) đã "dựng" lên câu chuyện thiếu niên Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét.


    GS Trần Huy Liệu còn cho biết là sau khi ta phát tin này thì đài BBC đưa tin ngay, và hôm sau bình luận: Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng. GS đã tự trách là vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý. Đây là ý kiến của GS Trần Huy Liệu mà sau này tôi có trao đổi với vài bác sĩ để xác nhận thêm.


    Tôi nhấn mạnh là GS Trần Huy Liệu không hề “hư cấu” sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy mà trên cơ sở sự kiện có thật đó, chỉ “dựng lên”, theo cách nói của GS, chuyện thiếu niên Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch.


    GS giải thích là thời Nam Bộ kháng chiến, có bao nhiêu tấm gương hy sinh vì Tổ quốc, nhưng “dựng” chuyện thiếu niên Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), còn việc đặt tên Văn Tám là vì họ Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách Mạng Tháng Tám.


    Lúc bấy giờ, GS Trần Huy Liệu đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, nên GS nói rõ là muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.


    Cũng xin lưu ý là GS Trần Huy Liệu giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời từ ngày 28 - 8 - 1945 đến ngày 1 - 1 - 1946, rồi Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền cổ động trong Chính phủ liên hiệp lâm thời từ ngày 1 - 1 - 1946 cho đến khi thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến tại kỳ họp Quốc hội ngày 2 - 3 - 1946, nghĩa là trong thời gian xảy ra sự kiện Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy, chứ không phải trong thời gian “1946 - 1948” sau sự kiện trên.


    Điều căn dặn của GS Trần Huy Liệu là: Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. Trong câu chuyện, GS còn tiên lượng là biết đâu sau này có người đi tìm tung tích nhân vật Văn Tám hay có người lại tự nhận là hậu duệ của gia đình, họ hàng người anh hùng. Đây chính là điều lắng đọng sâu nhất trong tâm trí mà tôi coi là trách nhiệm đối với GS Trần Huy Liệu đã quá cố và đối với lịch sử.


    GS Trần Huy Liệu là một con người rất trung thực, không muốn để lại một sự ngộ nhận trong lịch sử do mình tạo nên trong một bối cảnh và yêu cầu bức xúc của cuộc kháng chiến và tôi lĩnh hội lời dặn của GS như một trách nhiệm phải thực hiện một cách nghiêm túc.


    Tôi kể lại câu chuyện này một cách trung thực với tất cả trách nhiệm và danh dự của một công dân, một nhà sử học.


    Ngày nay, từ đầu thế kỷ XXI nhìn lại, trong hoàn cảnh chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ hơn 30 năm, đất nước đã giành lại độc lập, thống nhất, tôi xin đặt ra hai vấn đề sau đây để thế hệ chúng ta cùng bàn luận.


    - Xác minh rõ sự kiện Kho xăng địch bị đốt cháy trong tháng 10-1945.


    - Thái độ ứng xử đối với biểu tượng Văn Tám.


    Vấn đề thứ nhất là cần cố gắng sưu tầm tư liệu đáng tin cậy để xác định rõ hơn sự kiện Kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy trong tháng 10-1945


    Tôi nói tư liệu đáng tin cậy trong trường hợp này không phải là các sách báo viết về sau này, mà là tư liệu gốc khai thác từ nhân chứng lịch sử hay những thông tin trực tiếp từ sự kiện thời bấy giờ và dĩ nhiên đều phải đối chiếu, xác minh một cách khoa học.


    Nhân chứng lịch sử:


    Tôi đã có dịp hỏi GS Trần Văn Giàu - lúc đó giữ chức Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Nam bộ, thì GS khẳng định có sự kiện Kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy và trong tình hình lúc đó là do ta đốt, nhưng không biết ai tổ chức và người nào thực hiện.


    Nhà cách mạng lão thành Dương Quang Đông trong hồi ký viết rằng, người đốt Kho đạn Thị Nghè ngày 1-1-1946 không phải là Văn Tám mà là tổ đánh mìn của công nhân nhà máy đèn Chợ Quán (tạp chí Xưa & Nay số 154).


    Tư liệu báo chí:


    Tư liệu báo chí lúc bấy giờ thì tại Thư viện quốc gia Hà Nội lưu giữ được rất ít, các số báo lại không đủ. Bước đầu tôi mới tìm thấy thông tin liên quan với Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy trong báo Quyết chiến là “cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân”, tòa soạn đặt ở phố Nguyễn Tri Phương, Thuận Hóa; báo Cờ giải phóng là “cơ quan tuyên truyền cổ động trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương” và báo Thời mới do Nguyễn Văn Luận làm Chủ nhiệm; nhưng các số không liên tục, không đủ.
    Báo Cờ giải phóngQuyết chiến


    Báo Quyết chiến số ngày Thứ Sáu, ?- 10 - 1945 đưa tin dưới tít lớn: “Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình đốt cháy kho dầu Simon Piétri” với nội dung như sau: “Một gương hi sinh vô cùng dũng cảm. Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình tự làm mồi lửa đã đốt được kho dầu Simon Piétri, lửa cháy luôn hai đêm hai ngày.

    Đài Sài Gòn trong buổi truyền thanh tối 17 - 10 công nhận rằng kho dầu này đã hoàn toàn bị thiêu ra tro, sự thiệt hại đến mấy chục triệu đồng”
    .


    Ngày phát hành số báo, in ngày “Thứ Sáu”, số ngày không rõ và có người viết thêm bút mực con số 7, tiếp theo là tháng “10 - 45”. Theo lịch năm 1945, trong tháng 10 có 3 ngày thứ sáu là ngày 12, 19 và 26. Trong bản tin có nhắc đến buổi phát thanh của Đài Sài Gòn ngày 17, vậy ngày thứ sáu của tờ báo phải sau ngày đó và có thể xác định là ngày 19 - 10 - 1945.


    Báo Thời mới số 6 ngày 28 - 10 - 1945, nhân lễ khai mạc Ngày Cứu quốc do Tổng hội sinh viên cứu quốc tổ chức, đăng bài “Những chuyện cảm động của dân ta trong cuộc kháng chiến ở Nam Bộ”, có đoạn kể lại câu chuyện đốt kho xăng ở Sài Gòn theo lời kể của một người từ Nam Bộ ra Hà Nội ngày 21-10-1945 như sau: “Một người bạn tôi ở Nam Bộ vừa ra đây hôm hai mươi mốt kể cho tôi nghe nhiều điều tai nghe mắt thấy ở Nam Bộ để chứng cho cái tinh thần kháng chiến anh dũng đó. Thứ nhất là chuyện anh dân quân tẩm dầu vào người, đốt cháy kho ét-săng và cao su sống ở Sài Gòn.

    Báo Thời mới

    Có người nói rằng nhà chiến sĩ tuẫn quốc này tự nguyện xin mặc áo bông dày tẩm xăng rồi lấy lửa tự châm mình như một cây đinh liệu, xông vào kho cao su sống kia. Không phải thế. Làm thế thì cố nhiên giặc Pháp ngăn lại ngay từ khi chưa tới cửa kho.

    Thực ra thì nhà chiến sĩ của chúng ta phải dùng mưu nhiều lắm. Trước khi vào, anh em mọi Pleiku của chúng ta đã phải lừa lúc giặc Pháp canh phòng không cẩn thận, trèo lên những cái cây to ở xung quanh kho cao su, bắn tên độc vào những người gác ở bốn bề. Nhà chiến sĩ, nhằm chính lúc cơ hội thuận tiện đã đến, tẩm dầu vào người, đeo súng liên thanh, bò qua tường vào trong kho cao su tìm bắn những người Pháp. Chúng bâu lại như đàn ruồi.

    Chiến sĩ Việt Nam biết không thể làm hơn được nữa, bắn lia lịa vào những thùng ét-săng ở hai bên, ét-săng tràn ra cả nhà. Chiến sĩ ta châm một mồi diêm vào người, nhảy lên đám thùng rỗng, chửi rủa giặc Pháp tàn tệ.
    Trong lúc đó, cả mình mẩy anh bừng bừng lên. Anh vẫn chửi rủa giặc Pháp cho đến khi gục nằm xuống như một đấng thiên thần hiện ra rồi mờ đi trong giấc mơ dữ dội. Những người đứng xa ngoài ba mươi cây số còn trông thấy ngọn lửa đám cháy này và trong hai ba ngày đêm liền, giặc Pháp và phái bộ Anh không thể nào dập tắt”
    .


    Báo Cờ giải phóng số ra ngày 25-10-1945, đưa lên trang đầu hình ảnh một người đang bốc cháy xông về phía trước kèm theo lời “Tinh thần anh dũng của đồng bào Nam Bộ muôn năm”.


    Báo Cờ giải phóng ngày 5-11-1945, trong mục Mặc niệm: "trích đăng một vài tấm gương xung phong anh dũng đã được nêu lên trên mặt báo chí miền Nam”, có đoạn đưa tin: “Trước kho đạn Thị Nghè có rất đông lính Anh, Ấn, Pháp gác nghiêm ngặt, khó bề đến gần phóng hoả.

    Một em thiếu sinh 16 tuổi, nhất định không nói tên họ, làng, tình nguyện ra lấy thân mình làm mồi dẫn hoả. Em quấn vải quanh mình, tẩm dầu xăng, sau lưng đeo một cái mồi, đứng im đốt mồi lửa, miệng tung hô “Việt Nam vạn tuế”, chân chạy đâm sầm vào kho đạn. Lính Anh đứng trong bắn ra như mưa. Một lần trúng đạn, em ngã nhào xuống, nhưng rồi ngồi dậy chạy luồn vào.

    Lính Anh khiếp đảm bỏ chạy ra ngoài. Một tiếng nổ. Em thiếu sinh tiêu tán cùng với kho đạn Thị Nghè của giặc”
    .
    Dưới bản tin có ghi chú “Kèn gọi lính, ngày 8 - 10 - 1945”. Như vậy báo đưa tin theo tin của báo Kèn gọi lính ngày 8 - 10 - 1945 và theo đó, kho đạn bị đốt cháy phải trước ngày 8 - 10 - 1945, ít ra là ngày 7-10-1945.


    Trên đây là một số thông tin lấy từ báo chí ở thời điểm gần nhất với sự kiện liên quan đến chuyện Văn Tám. Tôi hi vọng là những người quan tâm đến chuyện này có thể tìm kiếm và thu thập thêm thông tin báo chí mà tôi chưa được tiếp cận.


    Còn sự kiện quân ta phá nổ kho đạn của địch ở Sài Gòn ngày 8-4-1946 mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói đến trong hồi ký Những năm tháng không thể nào quên thuộc giai đoạn sau, không liên quan đến chuyện Văn Tám.


    Trong những báo trên, thông tin sớm nhất là "Kèn gọi lính" do báo Cờ giải phóng trích đăng ngày 5-11-1945. Rất tiếc là tôi không tìm thấy báo Kèn gọi lính mà căn cứ theo đoạn trích của Cờ giải phóng. Theo thông tin này thì “một em thiếu nhi 16 tuổi” đốt kho đạn Thị Nghè trước ngày 8-10-1945, chứ không phải kho xăng Thị Nghè.


    Báo Quyết chiến ngày 19? - 10 - 1945 lại đưa tin “kho dầu Simon Piétri” bị “một chiến sĩ ta” đốt cháy vào trước ngày 17 - 10 - 1945. Kho đạn ở Sở thú và kho xăng ở Thị Nghè là hai địa điểm gần nhau. Như vậy theo những thông tin gần thời điểm xảy ra sự kiện thì vẫn còn phải tìm thêm cứ liệu để xác định là kho đạn hay kho xăng và thời điểm là ngày nào, chắc hẳn trước ngày 17 - 10 - 1945.


    Rồi người thực hiện là “em thiếu nhi 16 tuổi” (Kèn gọi lính) hay “một chiến sĩ ta” (Quyết chiến) hay “anh dân quân tẩm dầu vào người” (Thời mới). Việc tẩm xăng vào người, lúc đó cũng đã gây ra sự bàn luận.


    Thời mới đã bác bỏ chuyện người chiến sĩ tẩm dầu vào người xông vào kho xăng vì “không phải thế, làm thế thì cố nhiên giặc Pháp ngăn lại ngay từ khi chưa tới cửa kho” và cho rằng người chiến sĩ phải “dùng mưu nhiều lắm” để lẻn vào gần kho xăng rồi mới “tẩm dầu vào người”, dùng súng bắn thủng các thùng xăng và châm diêm vào người, nhảy vào đám thùng xăng. Không biết tác giả dựa trên căn cứ nào nhưng về khách quan, cách trình bày này hợp lý hơn.


    Với những thông tin đã tập hợp, tuy chưa đủ và còn một số khía cạnh chưa xác minh được (kho xăng hay kho đạn, thời điểm, người đốt) nhưng sự kiện kho xăng (hay đạn) của địch ở Thị Nghè (hay gần Thị Nghè) bị ta đốt cháy là có thật.


    Ngay lúc đó, trên báo chí đã xuất hiện những thông tin khác nhau về người đốt và cách đốt kho xăng, tuy nhiên có điểm chung là gắn với hình ảnh một chiến sĩ tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch và không có tên Văn Tám hay tính danh của người chiến sĩ đã hi sinh.


    Điểm lại những tư liệu đã thu thập được thì càng thấy rõ, trên cơ sở sự kiện có thật và cả dư luận về hình ảnh người chiến sĩ tẩm xăng thời đó, GS Trần Huy Liệu tạo dựng nên biểu tượng “ngọn đuốc sống” gắn với tên tuổi thiếu niên Văn Tám.


    Vấn đề thứ hai là cách ứng xử đối với biểu tượng “ngọn đuốc sống Văn Tám”:


    Trong bàn luận, cũng có người nghĩ rằng, “ngọn đuốc sống Văn Tám” đã đi vào lòng dân rồi, các nhà sử học không cần xác minh nhân vật đó có thật hay không, làm ảnh hưởng tới một “biểu tượng”, một “tượng đài” yêu nước. Tôi quan niệm hoàn toàn khác.


    Đối với sử học, tôn trọng sự thật, tìm ra sự thật, xác minh sự thật là một nguyên tắc cao cả thuộc về phẩm chất và chức năng của nhà sử học. Dĩ nhiên, với trách nhiệm công dân, có những sự thật trong một bối cảnh cụ thể nào đó liên quan đến bí mật quốc gia hay ảnh hưởng đến lợi ích sống còn của dân tộc, nhà sử học chưa được công bố.


    Về nguyên lý, mọi kết quả nghiên cứu sử học càng khách quan và trung thực, càng có tác dụng tích cực xây dựng nhận thức lịch sử đúng đắn và không có gì mâu thuẫn với các biểu tượng lịch sử, các tượng đài yêu nước có giá trị được nhân dân tôn vinh.


    Ngay đối với những biểu tượng mang tính huyền thoại, truyền thuyết như Lạc Long Quân - Âu Cơ, Con Rồng-Cháu Tiên, Phù Đổng Thiên Vương, nỏ thần An Dương Vương, vua trả Gươm thần ở hồ Hoàn Kiếm..., kết quả nghiên cứu khoa học chỉ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học, cốt lõi lịch sử của biểu tượng.


    Ví dụ những phát hiện khảo cổ học về đồ sắt trong văn hóa Đông Sơn, kho mũi tên đồng ở Cổ Loa và gần đây, hệ thống lò đúc mũi tên đồng ngay trong thành Nội của thành Cổ Loa, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn cốt lõi lịch sử của hình ảnh ngựa sắt của Thánh Gióng, vai trò của nỏ thần của An Dương Vương. Chuyện vua trả Gươm thần ở hồ Hoàn Kiếm vẫn nguyên giá trị thiêng liêng, không hề bị ảnh hưởng bởi việc nghiên cứu giống rùa và tuổi thọ của rùa Hồ Gươm...


    Biểu tượng “ngọn đuốc sống Văn Tám” thực sự đã được quảng bá rộng rãi, đi sâu vào tâm thức của nhân dân, tiêu biểu cho tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí xả thân vì nước của quân dân ta trong buổi đầu của Nam kỳ kháng chiến. Một số đường phố, trường học, công viên hiện nay đã mang tên Văn Tám. Lời dặn của GS Trần Huy Liệu là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện Văn Tám.


    Đó không phải là tên của nhân vật lịch sử có thật, nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hi sinh vì Tổ quốc có thật. Đó là một biểu tượng đã đi vào lịch sử mang tính phổ biến và thiêng liêng. Trả lại nguồn gốc thật của biểu tượng này là để tạo lập một nền tảng nhận thức khoa học, khách quan về quá trình hình thành biểu tượng Văn Tám.


    Tôi nghĩ rằng tất cả các đường phố, trường học, công viên... mang tên Văn Tám vẫn để nguyên, vẫn được tôn trọng như một biểu tượng với nội dung giải thích đúng sự thật và ngăn chặn mọi ý đồ dựng lên lý lịch Văn Tám như một nhân vật có thật rồi có người lại nhận là hậu duệ của nhân vật này.


    Đến đây, tôi đã làm tròn trách nhiệm đối với lời dặn của cố GS Trần Huy Liệu, kèm thêm một số đề xuất để xử lý câu chuyện Văn Tám. Tôi hoàn toàn không coi đấy là việc làm trái với phẩm chất trung thực hay lương tâm của nhà sử học, cũng không ảnh hưởng đến uy tín của GS Trần Huy Liệu và càng không làm đổ một biểu tượng hay tượng đài yêu nước. Tôi nhấn mạnh, theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực.
    GS Phan Huy
    Nguồn: Tạp chí Xưa & Nay số ra tháng 10 năm 2009

    more
  • Sự thật về hình tượng Lê Văn Tám "Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực" - GS Phan Huy Lê nhấn mạnh sau khi giải thích về hình tượng nhân vật Lê Văn Tám.

    GS Trần Huy Liệu căn dặn chúng tôi phải nói lại

    "Lời dặn của GS Trần Huy Liệu là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện Lê Văn Tám" - GS Phan Huy Lê.
    Bấy giờ là vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôi có nhiều dịp làm việc với GS Trần Huy Liệu trong công trình khoa học do GS chủ trì và tôi được mời tham gia. Lúc đó, GS Trần Huy Liệu là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học. Ngoài những buổi họp ban biên soạn ở cơ quan, tôi có một số buổi làm việc với GS tại nhà riêng.

    Ngoài công việc biên soạn công trình, GS thường trao đổi một cách thân tình  những vấn đề thời sự sử học trong và ngoài nước, kể lại một số chuyện trong đời hoạt động cách mạng của mình. Trong những năm 1954 - 1956, khi tôi đang học ở trường Đại học Sư phạm/văn khoa Hà Nội, GS Trần Huy Liệu có đến giảng một số bài về cách mạng Việt Nam.

    Về câu chuyện Lê Văn Tám, tôi xin được tóm lược một cách đầy đủ lời kể và lời dặn của GS Trần Huy Liệu mà tôi đã lĩnh hội như sau: Nhân vụ kho xăng của địch ở Thị Nghè bị đốt cháy vào khoảng tháng 10 - 1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên tôi (GS Trần Huy Liệu) đã "dựng" lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét.

    GS Trần Huy Liệu còn cho biết là sau khi ta phát tin này thì đài BBC đưa tin ngay, và hôm sau bình luận: Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng. GS đã tự trách là vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý. Đây là ý kiến của GS Trần Huy Liệu mà sau này tôi có trao đổi với vài bác sĩ để xác nhận thêm.

    Tôi nhấn mạnh là GS Trần Huy Liệu không hề “hư cấu” sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy mà trên cơ sở sự kiện có thật đó, chỉ “dựng lên”, theo cách nói của GS, chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch.

    GS giải thích là thời Nam Bộ kháng chiến, có bao nhiêu tấm gương hy sinh vì Tổ quốc, nhưng “dựng” chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), còn việc đặt tên Lê Văn Tám là vì họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám.

    Lúc bấy giờ, GS Trần Huy Liệu đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, nên GS nói rõ là muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
    Cũng xin lưu ý là GS Trần Huy Liệu giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời từ ngày 28 - 8 - 1945 đến ngày 1 - 1 - 1946, rồi Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền cổ động trong Chính phủ liên hiệp lâm thời từ ngày 1 - 1 - 1946 cho đến khi thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến tại kỳ họp Quốc hội ngày 2 - 3 - 1946, nghĩa là trong thời gian xảy ra sự kiện Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy, chứ không phải trong thời gian “1946 - 1948?” sau sự kiện trên.

    Điều căn dặn của GS Trần Huy Liệu là: Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. Trong câu chuyện, GS còn tiên lượng là biết đâu sau này có người đi tìm tung tích nhân vật Lê Văn Tám hay có người lại tự nhận là hậu duệ của gia đình, họ hàng người anh hùng. Đây chính là điều lắng đọng sâu nhất trong tâm trí mà tôi coi là trách nhiệm đối với GS Trần Huy Liệu đã quá cố và đối với lịch sử.

    GS Trần Huy Liệu là một con người rất trung thực, không muốn để lại một sự ngộ nhận trong lịch sử do mình tạo nên trong một bối cảnh và yêu cầu bức xúc của cuộc kháng chiến và tôi lĩnh hội lời dặn của GS như một trách nhiệm phải thực hiện một cách nghiêm túc.

    Tôi kể lại câu chuyện này một cách trung thực với tất cả trách nhiệm và danh dự của một công dân, một nhà sử học.

    Ngày nay, từ đầu thế kỷ XXI nhìn lại, trong hoàn cảnh chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ hơn 30 năm, đất nước đã giành lại độc lập, thống nhất, tôi xin đặt ra hai vấn đề sau đây để thế hệ chúng ta cùng bàn luận.
    - Xác minh rõ sự kiện Kho xăng địch bị đốt cháy trong tháng 10-1945.

    - Thái độ ứng xử đối với biểu tượng Lê Văn Tám. 

    Vấn đề thứ nhất là cần cố gắng sưu tầm tư liệu đáng tin cậy để xác định rõ hơn sự kiện Kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy trong tháng 10-1945:

    Tôi nói tư liệu đáng tin cậy trong trường hợp này không phải là các sách báo viết về sau này, mà là tư liệu gốc khai thác từ nhân chứng lịch sử hay những thông tin trực tiếp từ sự kiện thời bấy giờ và dĩ nhiên đều phải đối chiếu, xác minh một cách khoa học.

    Nhân chứng lịch sử:

    Tôi đã có dịp hỏi GS Trần Văn Giàu - lúc đó giữ chức Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam bộ, thì GS khẳng định có sự kiện Kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy và trong tình hình lúc đó là do ta đốt, nhưng không biết ai tổ chức và người nào thực hiện.

    Nhà cách mạng lão thành Dương Quang Đông trong hồi ký viết rằng, người đốt Kho đạn Thị Nghè ngày 1-1-1946 không phải là Lê Văn Tám mà là tổ đánh mìn của công nhân nhà máy đèn Chợ Quán (tạp chí Xưa & Nay số 154).

    Tư liệu báo chí:

    Tư liệu báo chí lúc bấy giờ thì tại Thư viện quốc gia Hà Nội lưu giữ được rất ít, các số báo lại không đủ. Bước đầu tôi mới tìm thấy thông tin liên quan với Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy trong báo Quyết chiến là “cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân”, tòa soạn đặt ở phố Nguyễn Tri Phương, Thuận Hóa; báo Cờ giải phóng là “cơ quan tuyên truyền cổ động trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương” và báo Thời mới do Nguyễn Văn Luận làm Chủ nhiệm; nhưng các số không liên tục, không đủ. 

    Báo Quyết chiến số ngày thứ sáu, ?- 10 - 1945 đưa tin dưới tít lớn Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình đốt cháy kho dầu Simon Piétri với nội dung như sau: “Một gương hi sinh vô cùng dũng cảm. Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình tự làm mồi lửa đã đốt được kho dầu Simon Piétri, lửa cháy luôn hai đêm hai ngày.

    Đài Sài Gòn trong buổi truyền thanh tối 17 - 10 công nhận rằng kho dầu này đã hoàn toàn bị thiêu ra tro, sự thiệt hại đến mấy chục triệu đồng”.
    Ngày phát hành số báo, in ngày “thứ sáu”, số ngày không rõ và có người viết thêm bút mực con số 7, tiếp theo là tháng “10 - 45”. Theo lịch năm 1945, trong tháng 10 có 3 ngày thứ sáu là ngày 12, 19 và 26. Trong bản tin có nhắc đến buổi phát thanh của Đài Sài Gòn ngày 17, vậy ngày thứ sáu của tờ báo phải sau ngày đó và có thể xác định là ngày 19 - 10 - 1945.

    Báo Thời mới số 6 ngày 28 - 10 - 1945, nhân lễ khai mạc Ngày Cứu quốc do Tổng hội sinh viên cứu quốc tổ chức, đăng bài Những chuyện cảm động của dân ta trong cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, có đoạn kể lại câu chuyện đốt kho xăng ở Sài Gòn theo lời kể của một người từ Nam Bộ ra Hà Nội ngày 21-10-1945 như sau: “Một người bạn tôi ở Nam Bộ vừa ra đây hôm hai mươi mốt kể cho tôi nghe nhiều điều tai nghe mắt thấy ở Nam Bộ để chứng cho cái tinh thần kháng chiến anh dũng đó. Thứ nhất là chuyện anh dân quân tẩm dầu vào người, đốt cháy kho ét-săng và cao su sống ở Sài Gòn.

    Có người nói rằng nhà chiến sĩ tuẫn quốc này tự nguyện xin mặc áo bông giầy tẩm xăng rồi lấy lửa tự châm mình như một cây đinh liệu, xông vào kho cao su sống kia. Không phải thế. Làm thế thì cố nhiên giặc Pháp ngăn lại ngay từ khi chưa tới cửa kho.

    Thực ra thì nhà chiến sĩ của chúng ta phải dùng mưu nhiều lắm. Trước khi vào, anh em mọi Pleiku của chúng ta đã phải lừa lúc giặc Pháp canh phòng không cẩn thận, trèo lên những cái cây to ở xung quanh kho cao su, bắn tên độc vào những người gác ở bốn bề. Nhà chiến sĩ, nhằm chính lúc cơ hội thuận tiện đã đến, tẩm dầu vào người, đeo súng liên thanh, bò qua tường vào trong kho cao su tìm bắn những người Pháp. Chúng bâu lại như đàn ruồi.

    Chiến sĩ Việt Nam biết không thể làm hơn được nữa, bắn lia lịa vào những thùng ét-săng ở hai bên, ét-săng tràn ra cả nhà. Chiến sĩ ta châm một mồi riêm vào người, nhảy lên đám thùng rỗng, chửi rủa giặc Pháp tàn tệ.
    Trong lúc đó, cả mình mẩy anh bừng bừng lên. Anh vẫn chửi rủa giặc Pháp cho đến khi gục nằm xuống như một đấng thiên thần hiện ra rồi mờ đi trong giấc mơ dữ dội. Những người đứng xa ngoài ba mươi cây số còn trông thấy ngọn lửa đám cháy này và trong hai ba ngày đêm liền, giặc Pháp và phái bộ Anh không thể nào rập tắt”.

    Báo Cờ giải phóng số ra ngày 25-10-1945, đưa lên trang đầu hình ảnh một người đang bốc cháy xông về phía trước kèm theo lời “Tinh thần anh dũng của đồng bào Nam Bộ muôn năm”.

    Báo Cờ giải phóng ngày 5-11-1945, trong mục Mặc niệm: "trích đăng một vài tấm gương xung phong anh dũng đã được nêu lên trên mặt báo chí miền Nam”, có đoạn đưa tin:
    “Trước kho đạn Thị Nghè có rất đông lính Anh, Ấn, Pháp gác nghiêm ngặt, khó bề đến gần phóng hỏa.

    Một em thiếu sinh 16 tuổi, nhất định không nói tên họ, làng, tình nguyện ra lấy thân mình làm mồi dẫn hỏa. Em quấn vải quanh mình, tẩm dầu xăng, sau lưng đeo một cái mồi, đứng im đốt mồi lửa, miệng tung hô “Việt Nam vạn tuế”, chân chạy đâm sầm vào kho đạn. Lính Anh đứng trong bắn ra như mưa. Một lần trúng đạn, em ngã nhào xuống, nhưng rồi ngồi dậy chạy luồn vào.

    Lính Anh khiếp đảm bỏ chạy ra ngoài. Một tiếng nổ. Em thiếu sinh tiêu tán cùng với kho đạn Thị Nghè của giặc”
    .
    Dưới bản tin có ghi chú “Kèn gọi lính, ngày 8 - 10 - 1945”. Như vậy báo đưa tin theo tin của báo Kèn gọi lính ngày 8 - 10 - 1945 và theo đó, kho đạn bị đốt cháy phải trước ngày 8 - 10 - 1945, ít ra là ngày  7-10-1945.  

    Trên đây là một số thông tin lấy từ báo chí ở thời điểm gần nhất với sự kiện liên quan đến chuyện Lê Văn Tám. Tôi hi vọng là những người quan tâm đến chuyện này có thể tìm kiếm và thu thập thêm thông tin báo chí mà tôi chưa được tiếp cận.
    Còn sự kiện quân ta phá nổ kho đạn của địch ở Sài Gòn ngày 8-4-1946 mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói đến trong hồi ký "Những năm tháng không thể nào quên" thuộc giai đoạn sau, không liên quan đến chuyện Lê Văn Tám.

    Trong những báo trên, thông tin sớm nhất là "Kèn gọi lính" do báo Cờ giải phóng trích đăng ngày 5-11-1945. Rất tiếc là tôi không tìm thấy báo Kèn gọi lính mà căn cứ theo đoạn trích của Cờ giải phóng. Theo thông tin này thì “một em thiếu nhi 16 tuổi” đốt kho đạn Thị Nghè trước ngày 8-10-1945, chứ không phải kho xăng Thị Nghè.

    Báo Quyết Chiến ngày 19? - 10 - 1945 lại đưa tin “kho dầu Simon Piétri” bị “một chiến sĩ ta” đốt cháy vào trước ngày 17 - 10 - 1945. Kho đạn ở Sở thú và kho xăng ở Thị Nghè là hai địa điểm gần nhau. Như vậy theo những thông tin gần thời điểm xảy ra sự kiện thì vẫn còn phải tìm thêm cứ liệu để xác định là kho đạn hay kho xăng và thời điểm là ngày nào, chắc hẳn trước ngày 17 - 10 - 1945.

    Rồi người thực hiện là “em thiếu nhi 16 tuổi” (Kèn gọi lính) hay “một chiến sĩ ta” (Quyết chiến) hay “anh dân quân tẩm dầu vào người” (Thời mới). Việc tẩm xăng vào người, lúc đó cũng đã gây ra sự bàn luận.
    Thời mới đã bác bỏ chuyện người chiến sĩ tẩm dầu vào người xông vào kho xăng vì “không phải thế, làm thế thì cố nhiên giặc Pháp ngăn lại ngay từ khi chưa tới cửa kho” và cho rằng người chiến sĩ phải “dùng mưu nhiều lắm” để lẻn vào gần kho xăng rồi mới “tẩm dầu vào người”, dùng súng bắn thủng các thùng xăng và châm diêm vào người, nhảy vào đám thùng xăng. Không biết tác giả dựa trên căn cứ nào nhưng về khách quan, cách trình bày này hợp lý hơn.

    Với những thông tin đã tập hợp, tuy chưa đủ và còn một số khía cạnh chưa xác minh được (kho xăng hay kho đạn, thời điểm, người đốt) nhưng sự kiện kho xăng (hay đạn) của địch ở Thị Nghè (hay gần Thị Nghè) bị ta đốt cháy là có thật.

    Ngay lúc đó, trên báo chí đã xuất hiện những thông tin khác nhau về người đốt và cách đốt kho xăng, tuy nhiên có điểm chung là gắn với hình ảnh một chiến sĩ tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch và không có tên Lê Văn Tám hay tính danh của người chiến sĩ đã hi sinh.

    Điểm lại những tư liệu đã thu thập được thì càng thấy rõ, trên cơ sở sự kiện có thật và cả dư luận về hình ảnh người chiến sĩ tẩm xăng thời đó, GS Trần Huy Liệu tạo dựng nên biểu tượng “ngọn đuốc sống” gắn với tên tuổi thiếu niên Lê Văn Tám.  

    Vấn đề thứ hai là cách ứng xử đối với biểu tượng “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám”:

    Trong bàn luận, cũng có người nghĩ rằng, “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” đã đi vào lòng dân rồi, các nhà sử học không cần xác minh nhân vật đó có thật hay không, làm ảnh hưởng tới một “biểu tượng”, một “tượng đài” yêu nước. Tôi quan niệm hoàn toàn khác.

    Đối với sử học, tôn trọng sự thật, tìm ra sự thật, xác minh sự thật là một nguyên tắc cao cả thuộc về phẩm chất và chức năng của nhà sử học. Dĩ nhiên, với trách nhiệm công dân, có những sự thật trong một bối cảnh cụ thể nào đó liên quan đến bí mật quốc gia hay ảnh hưởng đến lợi ích sống còn của dân tộc, nhà sử học chưa được công bố.
    Về nguyên lý, mọi kết quả nghiên cứu sử học càng khách quan và trung thực, càng có tác dụng tích cực xây dựng nhận thức lịch sử  đúng đắn và không có gì mâu thuẫn với các biểu tượng lịch sử, các tượng đài yêu nước có giá trị được nhân dân tôn vinh.

    Ngay đối với những biểu tượng mang tính huyền thoại, truyền thuyết như Lạc Long Quân - Âu Cơ, Con Rồng-Cháu Tiên, Phù Đổng Thiên Vương, nỏ thần An Dương Vương, vua Lê trả Gươm thần ở hồ Hoàn Kiếm..., kết quả nghiên cứu khoa học chỉ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học, cốt lõi lịch sử của biểu tượng.
    Ví dụ những phát hiện khảo cổ học về đồ sắt trong văn hóa Đông Sơn, kho mũi tên đồng ở Cổ Loa và gần đây, hệ thống lò đúc mũi tên đồng ngay trong thành Nội của thành Cổ Loa, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn cốt lõi lịch sử của hình ảnh ngựa sắt của Thánh Gióng, vai trò của nỏ thần của An Dương Vương. Chuyện vua Lê trả Gươm thần ở hồ Hoàn Kiếm vẫn nguyên giá trị thiêng liêng, không hề bị ảnh hưởng bởi việc nghiên cứu giống rùa và tuổi thọ của rùa Hồ Gươm...

    Biểu tượng “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” thực sự đã được quảng bá rộng rãi, đi sâu vào tâm thức của nhân dân, tiêu biểu cho tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí xả thân vì nước của quân dân ta trong buổi đầu của Nam kỳ kháng chiến. Một số đường phố, trường học, công viên hiện nay đã mang tên Lê Văn Tám. Lời dặn của GS Trần Huy Liệu là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện Lê Văn Tám.

    Đó không phải là tên của nhân vật lịch sử có thật, nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hi sinh vì Tổ quốc có thật. Đó là một biểu tượng đã đi vào lịch sử mang tính phổ biến và thiêng liêng. Trả lại nguồn gốc thật của biểu tượng này là để tạo lập một nền tảng nhận thức khoa học, khách quan về quá trình hình thành biểu tượng Lê Văn Tám.

    Tôi nghĩ rằng tất cả các đường phố, trường học, công viên... mang tên Lê Văn Tám vẫn để nguyên, vẫn được tôn trọng như một biểu tượng với nội dung giải thích đúng sự thật và ngăn chặn mọi ý đồ dựng lên lý lịch Lê Văn Tám như một nhân vật có thật rồi có người lại nhận là hậu duệ của nhân vật này.

    Đến đây, tôi đã làm tròn trách nhiệm đối với lời dặn của cố GS Trần Huy Liệu, kèm thêm một số đề xuất để xử lý câu chuyện Lê Văn Tám. Tôi hoàn toàn không coi đấy là việc làm trái với phẩm chất trung thực hay lương tâm của nhà sử học, cũng không ảnh hưởng đến uy tín của GS Trần Huy Liệu và càng không làm đổ một biểu tượng hay tượng đài yêu nước. Tôi nhấn mạnh, theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực.
    GS Phan Huy Lê (Bài đăng trên Tạp chí Xưa&Nay số ra tháng 10 năm 2009)

    more
  • Lê Văn Tám có thật hay là nhân vật hư cấu?
    Lê  Văn Tám! Anh là ai?                                  
            Dư luận từ râm ran đến ngày càng rộ lên về chuyện tấm gương hy sinh anh hùng của một thiếu niên ở Sài gòn trong những ngày đầu Nam bộ kháng chiến mà trong tâm trí  của nhiều thế hệ người Việt Nam, hơn nửa thế kỷ qua vẫn coi như ngọn đuốc sống sáng ngời tinh thần yêu nước.
            Người ta càng lưu tâm nhiều hơn vì tin ấy chính thức tung ra từ mấy người trong giới sử đã có thương hiệu qúa quen thuộc với nhiều người. Trước hết là ông Phan Huy Lê  nói tại cuộc gặp mặt các nhà làm phim ở Hà Nội đầu năm 2005, lại có tạp chí Xưa và nay của ông Dương Trung Quốc đăng hồi ký của nhà hoạt động cách mạng lão thành ở miền Nam là ông Dương Quang Đông xác nhận điều đó. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa báo nói, báo viết về một sự kiện thiếu tính chân xác của lịch sử đang thành một chấn động dây truyền trong lòng người lẽ ra không đáng có!

            Theo ông Lê, đấy là  điều ông cần phải nói ra, trước hết là trách nhiệm của người làm sử có lương tâm, sau là  trả món nợ với anh Trần Huy Liệu – bậc thầy của ông đồng thời là nhà cách mạng lão thành kiêm sử gia đáng kính.

             Dựa vào tin thu trên mạng, tóm lược như sau: Lúc đang làm Bộ trưởng Thông tin tuyên truyền (thời điểm 1946-1948?), ông Trần Huy Liệu đã viết về một nhân vật thiếu nhi Lê  Văn Tám tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng của giặc Pháp ở Thị Nghè. Ông Lê nói: Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. Lúc đó ông Trần Huy Liệu đã là một nhà hoạt động xã hội lớn thì sao có thể thổ lộ gan vàng với cậu bé Lê mươi mười lăm tuổi?!

            Nhà văn Phan Vũ thì  kể rằng ông không biết chuyện đốt kho xăng có  thật không nhưng theo yêu cầu của công tác tuyên truyền, ông dựng phim truyền hình (?) vào dịp Cách mạng tháng Tám nên lấy tên Tám đặt cho nhân vật là hợp với tập quán của người Nam bộ. Tình tiết này không hợp lý vì mãi tới năm 1973, Hà Nội mới có truyền hình, tuy nhiên cho tới nay chưa từng dựng một phim nào về Lê Văn Tám.

            Được biết thời điểm ông Phan Vũ viết vở kịch Lửa cháy lên rồi với nhân vật trung tâm là thiếu nhi Lê Văn Tám vào khoảng 1953-1954 ở chiến khu Nam bộ và đã diễn cho bà con vùng kháng chiến xem trước khi tập kết ra Bắc. Suốt mấy năm sau, vở kịch được công diễn trên nhiều sân khấu các thành phố lớn và học đường ở miền Bắc mới giải phóng, góp phần nhen lên trong lòng lớp thiếu niên lúc ấy ngọn lửa của lòng yêu nước. Sau đó không thấy vở kịch công diễn nữa, vì sao thì không rõ nhưng hình ảnh ngọn đuốc sống đã in đậm trong lòng nhiều người, nhất là khi cuộc chiến đấu chống Mỹ xâm lược càng vào những thời điểm gay go quyết liệt, tấm gương của những dũng sỹ diệt Mỹ ở miền Nam sáng lên cùng với hình ảnh của ngọn đuốc sống Lê Văn Tám như một dòng chảy tự nhiên từ cậu bé Gióng sọ dừa đến Trần Quốc Toản Phá cường địch báo hoàng ân

            Nhiều người lớn tuổi kể  rằng trong kháng chiến chống Pháp, ở vùng tự  do phía Bắc, có viết chuyện nhiều thiếu niên nêu những tấm gương hy sinh dũng cảm, trong đó có chú bé đốt kho xăng ở Sài Gòn. Chuyện do ai viết ra thì không nhớ và cái tên Lê Văn Tám xuất hiện từ lúc nào, do ai khởi xướng cũng không không mấy ai để ý. Vậy có tư liệu lưu trữ lại không?

            Trên báo Cựu chiến binh TP.HCM số 269 ngày 20/10/2008, có nêu ý kiến trao đổi của Đại tá, hội viên Hội Cựu chiến binh quận X Võ Thanh Khiết như sau:

            Kho xăng dầu Thị  Nghè thực ra là một trạm trung chuyển của hãng dầu Shell để xuất hàng cho các khách hàng mua sỉ  không lớn lắm, thường đến nhận hàng bằng xe tải hay ghe thuyền. Nó nằm trên bờ tây rạch Văn Thánh, ngay sát đầu cầu trên đường Ngô Tất Tố ngày nay, cách chợ Thị Nghè vài trăm thước, nên thường được gọi là Kho xăng dầu Thị Nghè. Thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, ngày 17/10/1945, Lê Văn Tám được giao nhiệm vụ đột nhập vào kho này, dùng chai xăng đốt phá, bị xăng bắt cháy vào người thành ngọn đuốc sống và anh dũng hy sinh. Gương anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ của Tám đã động viên chúng tôi rất nhiều trong chiến đấu lúc bấy giờ. Đó là chuyện có thật 100%, không phải hư cấu như người ta nói.

            Còn Kho đạn Sở thú, thường gọi như  vậy do nó nằm trên  đường Docteur Angier (nay là  đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngang với Bảo tàng lịch sử  thành phố trong khuôn viên Thảo cầm viên) là  một kho đạn quy mô không lớn, nghe nói nó thuộc Trung đoàn thuộc địa số 11 (11è Ric) trước kia, nó cách Kho xăng dầu Thị Nghè hơn 500 mét, bị một đơn vị vũ trang của ta đánh nổ đêm 8/4/1946 nhằm triệt phá tiềm lực chiến tranh của giặc.
            Cả  hai sự kiện lịch sử trên diễn ra cách nhau về thời gian, không gian và khác biệt nhau cả về tính chất hồi đầu Nam bộ kháng chiến, được báo chí kháng chiến và báo chí nội thành Sài Gòn lúc ấy phản ánh khá đầy đủ, có thể sưu tra để phản ảnh lịch sử đúng sự thật vốn có của nó.

            Vậy là sự kiện mà  ông Dương Quang Đông nêu ra mới chỉ đúng nửa phần sự thật vì đó là trận đánh Kho đạn Thị Nghè với sự hy sinh của các chiến sỹ  Kakim, Kỷ và Ny, coi như là có thật. Còn đánh cháy Kho xăng Thị Nghè lại là  một sự thật khác nhưng người chiến sỹ cảm tử ấy là ai?

            Vậy ngọn đuốc sống là hoàn toàn không có thật hay chỉ cái tên là không thật? Đặt cho cùng một nhân vật cái tên Tám – Lê Văn Tám có là sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa nhà sử học, nhà văn và dư luận ở những thời gian và không gian khác nhau không? Ai có thể làm rõ ra chuyện này?

            Chúng tôi trực tiếp gặp  Đại tá Võ Thanh Khiết vào dịp Quốc khánh năm nay (2009) và lược nhanh vài nét trong buổi chuyện trò  thân tình vui vẻ. 

            - Người viết: Xin ông cho biết sơ luợc trích ngang về qúa trình tham gia kháng chiến.
            - Đại tá VTK: Tôi sinh năm 1929, quê ở xã Tân Bửu, Trung Huyện, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc địa bàn huyện Bình Chánh và Bến Lức). Năm 1940 tôi lên học ở Sài Gòn. Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp 9/3/1046, tôi về  quê, tham gia Thanh niên tiền phong. Ngày 24/8/1945, tham gia cướp chính quyền ở tòa Bố tỉnh Chợ Lớn. Sau đó làm liên lạc cho báo Kèn gọi lính của ta. Sau ngày 23/9,  Ủy ban kháng chiến Sài gòn rút ra đóng tại xã tôi thì tôi làm liên lạc cho Ủy ban, thường xuyên ra vào thành phố lấy tin tức. Lúc đó vùng Thị Nghè còn là ngoại đô, là nơi tranh giành quyết liệt giữa ta và địch, có cả lính Vệ quốc đoàn Nam tiến cùng chiến đấu với các lực lượng võ trang của địa phương. Khoảng cuối tháng 10 năm đó, khi quân của Le Clerk tăng viện cho mặt trận Sài gòn thì quân ta rút khỏi Thị Nghè. Năm 1947, tôi vào du kích Hạ Trung Huyện, rồi lên tiểu đoàn 308 Nguyễn An Ninh do anh Huỳnh Văn Một chỉ huy, liên tục chiến đấu ở vùng Chợ Lớn cho đến năm 1950…

            - Người viết: Lúc đó  ông có biết chuyện cháy Kho xăng Thị Nghè  không?
            - Đại tá VTK: Thời gian đó cơ quan Ủy ban còn đóng sát nách Sài Gòn, tôi ra vào nội đô thường xuyên sao không biết. Tôi nói rõ để anh biết. Khi tôi là học sinh trường Pétrus Ký, điểm chính hiện nay thì quân Nhật biến thành trại lính của nó rồi. Trường tôi chuyển về học tại trường Trưng Vương ngày nay, sát ngay Sở thú, kế bên là Thị Nghè. Đám học sinh nội trú chúng tôi thường ra đó chơi, đá banh rồi nhảy xuống tắm ở cái hồ kế đó, nước trong và mát lắm. Bởi thế vùng này tôi rành lắm.

            - Người viết: Vậy Kho xăng Thị Nghè và Kho đạn Sở Thú là hai căn cứ khác nhau?
            - Đại tá VTK: Đúng! Khác nhau về địa điểm và cả về tầm cỡ. Thực ra gọi là Trạm xăng Thị Nghè thì  đúng hơn vì nó chỉ là một Đại lý bán sỷ xăng dầu của tư nhân thì làm chi có lính bố phòng. Nó nằm kề bên bờ con rạch gần chợ, thuyền ghe hoặc xe ô tô đều ra vô được. Tôi còn nhớ rõ đó là một căn nhà thấp, nền đất, không rộng lắm, mái tôn xập xệ, vách là những tấm gỗ mảnh đóng thưa, trong nhà chứa nhiều thùng phuy, tới nơi sặc hơi dầu. Chung quanh có một lớp rào kẽm gai sơ sài, có ai đột nhập vào cũng không khó khăn gì. Còn Kho đạn Sở Thú là một doanh trại, toàn lính lê dương canh gác, lại gần Tổng hành dinh của tướng Le Clerk nên được bố phòng cẩn mật.
            - Người viết: Cả hai trận  đánh ông đều biết?

            - Đại tá VTK: Đạn nổ điếc tai, lửa khói ngất trời thì cả thành phố ai mà không biết. Hôm sau đồn rầm lên những tin truyền khẩu rồi mới là trên báo chí. Do đơn vị nào đánh thì không biết nhưng thiệt hại của nó và tâm lý địch, ta thì biết. Dù không chính xác nhưng báo chí của nó đã nêu lên một phần sự thật.

            - Người viết: Lúc đó  ông đã biết người đánh trạm xăng là ai? tên gì  và do đơn vị nào tổ chức chưa?
            - Đại tá VTK: Theo tôi thì  trận đánh Kho đạn ngày 18/4/1946 phải có tổ  chức chu đáo và có nhiều người phối hợp mới tiến hành được. Các anh chịu khó tìm xem. Trong hồi ký Những năm tháng không thể nào quên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà văn Hữu Mai chấp bút có nói đến trận đánh này. Còn cháy Trạm xăng Thị Nghè tháng 10 năm trước thì dù tổ chức hay cá nhân nào có ý đồ đều dễ thực hiện, nhất là lúc đó phong trào tiêu thổ kháng chiến đang cao. Dù chỉ là một trạm chứa nhưng vài chục tới trăm phuy xăng dầu 200 lít cùng cháy rần rần thì cả thành phố đều biết, gây sự phấn chấn trong lòng người lúc đó đang căm thù quân xâm lược. Trận nào báo chí nó cũng chỉ nói là bị Việt Minh đánh. Nhưng vụ cháy trạm xăng, qua tin tức nội bộ nói là do một em bé tên Tám đốt. Em Tám chứ không nêu đủ họ danh Lê Văn Tám như sau này đâu.

            - Người viết: Ông có nghe những thông tin trái chiều về ngọn đuốc sống hay không?
            - Đại tá VTK: Tôi có  nghe và cảm thấy buồn. Ông Trần Huy Liệu là một sỹ phu tâm huyết, người mà trước sau tôi vẫn rất kính trọng. Tôi chỉ nói được rằng vụ  cháy trạm xăng Thị Nghè là có thật, tôi là một chứng nhân! Còn tiến hành thế nào thì làm sao biết được. Vùng này lúc đó phức tạp, cả ta và tây đều không làm chủ được, tập trung rất nhiều trẻ em lang thang cơ nhỡ và có tinh thần đánh tây hăng lắm. Mà vũ khí chỉ cần một que diêm hay cái hộp quẹt thôi. Khi lửa phật lên, xăng phụt ra bắt cháy, ai cũng phải có phản xạ vọt chạy thoát ra. Gọi là ngọn đuốc sống cũng không có gì là qúa. Có thể nào ông Trần Huy Liệu hư cấu ra một chuyện trùng với sự thật đã xảy ra trước đó cả năm trời, ở cách xa ông hàng ngàn kilômét?! Còn cái tên Tám xuất hiện từ đâu, muốn làm rõ ra cũng không là điều dễ. Hãy coi như một cái tên lịch sử.

            Trong cuộc sống, nhất là  trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, nhiều sự kiện bi hùng khó được minh xác cả về hành tung và nhân vật. Khắp thế giới này ở đâu cũng thế, nó thường bị phủ lên màu huyễn hoặc tùy thuộc sự kiện ấy lớn hay là nhỏ cùng với bối cảnh xảy ra. Nhất là khi nó được diễn tả bằng những hình tượng văn học thì tùy theo tư duy trừu tượng của người nghệ sỹ sáng tạo nên những nhân vật hoặc phi lý thì chết yểu, hoặc hợp với yêu cầu chính đáng của lịch sử nhân vật sẽ thành thần tượng bất tử trong sinh hoạt tinh thần của một cộng đồng. Tại sao người Việt tin Phù Đổng Thiên Vương là có thật dù ai cũng hiểu nó pha nhiều huyền thoại? Tại sao người Trung Hoa tin ông Quan Vân Trường đức độ, tài ba, uy vũ cả lúc sống đến khi đã chết? Tại sao ở thế kỳ XV, khi nước Pháp không còn được là cái bóng của chính mình, người ta lại tin cô thôn nữ thất học Jeanne d’Arc, lúc 12 tuổi đã nhận được thiên khải của Chúa truyền cho sứ mệnh thống lãnh quân đội Pháp đánh bại quân xâm chiếm Anh? Tại sao người nữ chiến binh dũng cảm ấy lúc 18 tuổi cầm quân đã qua mặt bao nhiêu thống lĩnh, được coi như người làm nên chiến thắng cho nước Pháp trong cuộc chiến tranh 100 năm với người Anh? Năm 19 tuổi, cô bị bắt. Từ bị coi như kẻ dị giáo, bị thiêu trên giàn hỏa, rồi lại được giải oan, coi như một tín đồ tử vì đạo, được ban phúc lành, rồi được Giáo hoàng phong thánh, là niềm tự hào của nước Pháp và được các văn nhân nghệ sỹ tài danh như Shakespeare, Voltaire, Schiller, Verdi, Tchaikovsky, Twain, Shaw… lấy làm hình tượng sáng tác tôn vinh.

            Thực tế suốt mấy mươi năm chiến đấu kiên cường giải phóng non sông, đồng bào và chiến sỹ ta đã nêu những tấm gương hy sinh chịu đựng để giữ lòng sắt son trung kiên với nước không bút mực nào tả hết, những tấm gương anh hùng dũng cảm không tiếc thân mình cho thắng lợi cuối cùng cũng không sao kể hết ra. Hạnh phúc thay cho nhà văn có nhân vật của mình được hóa thân thành con người thật giữa đời và sống mãi trong lòng nhân dân. Chú bé nào được mang danh Lê Văn Tám tượng trưng cho tuổi trẻ Việt Nam anh hùng chẳng khác gì chú bé Gavơrốt của kinh thành Paris mà hôm nay tới đó, người ta vẫn tưởng như có bóng chú thấp thoáng trên những ngã phố, quảng trường. Những con người như thế đã làm đẹp cho lịch sử dù không làm nên lịch sử nhưng họ xứng đáng bước vào trang sách những em thơ.
           
     Ngọn  đuốc sống là hìmh tương nghệ thuật mà sự rung cảm xuất thần của nhà văn đã dựng nên và cũng không ngờ nó còn sáng mãi. Sự việc chỉ có một người hành động mà đã không còn. Ai biết được chú bé ấy có một mái nhà ở đâu đó hay chú là đứa trẻ lang thang lấy góc chợ, lề đường làm nhà, lúc đánh giày, lúc bán lạc rang? Người mẹ kia có thể là má Tư, dì Tám thương tình đứa trẻ bơ vơ và chú ngả vào lòng? Đời người lính chiến có khi sống chết ngoài quy luật. Đã không là bản báo công thành tích để tuyên dương công trạng thì sao lại đòi phải có thân nhân hay đơn vị đứng ra xác nhận và cần biết chú đúng 10, 12, 15 hay 17 tuổi làm chi? Có ai vô cảm vô tâm tới mức đi đo đếm quãng đường bé em chạy khi trên mình đầy lửa chính xác là bao nhiêu mét? Ai đã từng được nhìn tấm hình nổi tiếng bé gái Phúc trần truồng vì phỏng lửa bom của giặc Mỹ vào năm 1972, chỉ có thể nhạt nhòa nước mắt thương tâm chớ ai còn lòng nào hỏi con đường em đã chạy được bao xa? Mà vị sử gia hàng đầu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn đủ lòng bình thản đi tìm bác sỹ tham vấn xem khi lửa xăng đang bốc cháy trên người một chú bé 10 tuổi, liệu khả năng sẽ chạy được bao xa?! Để làm gì?! Tôi rất cảm phục ý kiến của một cư dân mạng luhanhhoangviet: Thật ra thì trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của nhân dân ta, những hành động anh hùng nhiều lắm, có điều là họ hy sinh vì đất nước nhưng tên tuổi thì không được ai biết đến. Có thể trong số họ không có ai tên là Lê Văn Tám nhưng những việc họ đã làm cũng không kém đâu. Dù Lê Văn Tám là một nhân vật tưởng tượng thì tôn vinh anh cũng là thể hiện lòng nhớ ơn tới những người đã hy sinh vì đất nước, chẳng có gì là sai cả!
           
     Trong cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại sau đó của nhật báo Người Việt, phóng viên hỏi : Ông Trần Huy Liệu nói ra với ông (PHL) điều đó vào lúc nào? Ông Lê trả lời: Ông Trần Huy Liệu nói với tôi rất nhiều lần câu chuyện này vào những năm cùa thập kỷ 1960, vài năm trước khi ông Liệu mất, có cả mấy người cùng biết hiện nay đang còn sống. Khác như ông nói ở phần trên! Lúc này ông Lê mới tốt nghiệp Đại học – Khoa Sử, được giữ lại làm cán bộ giảng tại Trường Đại học, ông Trần Huy Liệu  làm Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam. Thầy trò lúc phiếm có thể nói với nhau những chuyện trái của nghề viết lách mà trò coi như di ngôn, cần phải thanh minh cho người thầy tiết tháo. Trái lại, những tư tưởng chính kiến sáng rỡ của thầy lưu rành rành trong sách, được nhiều người trân trọng coi như di huấn thì trò lại xé toạc đi! Ông làm đầu trò kích xúi người ta dựng dậy thây ma của những kẻ bán nước hại dân trong khi ông thâm trầm khôn khéo xô đổ những tượng đài yêu nước! Hẳn ông biết giữa triều, vua Lê Thánh Tông từng mắng nhiếc mấy sử quan ăn ở hai lòng:… Các ngươi bảo nước ta là hàng phiên bang đời xưa, thế là người theo đạo chết, mang lòng không vua. Các ngươi nay thờ chủ này mai thờ chủ khác chỉ vì lợi lộc, sao trong lòng không tự xấu hổ mà chết ư?

            Muốn trung thực phải trung thành trước đã.
            Nói hết ra sự thật  để làm xao xuyến lòng người, chưa hẳn là người có lương tâm.

    more
  • Lê Hoàn chủ mưu sát hại Đinh Tiên Hoàng?!
    Đỗ Thích?
    Chính sử chép rằng thủ phạm giết Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn là Đỗ Thích. Một hôm nằm trên cầu, Thích mơ thấy sao băng rơi vào miệng, cho rằng mình có điềm làm vua nên quyết định hành thích.
    Tuy nhiên, theo nhà giáo Hoàng Đạo Thuý và một số nhà nghiên cứu hiện nay, Đỗ Thích không thể làm chuyện này. Thích chỉ là một viên hoạn quan, chức nhỏ, sức mọn, không hề có uy tín hay vây cánh. So với Thích, trong triều có các bạn của vua Đinh như Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lưu Cơ... đều nắm trọng quyền, đủ cả văn lẫn võ. Vì vậy ông không thể mơ tưởng việc sẽ khuất phục được các đại thần nhà Đinh để ngồi yên trên ngai vàng.

    Dương Vân Nga và Lê Hoàn?
    Cũng theo nhóm tác giả này, ngoài nguyên nhân trên, còn nguyên nhân khác. Việc Lê Hoàn làm Phó vương khi Đinh Toàn lên ngôi, cấm cố họ Đinh cùng với việc các trung thần Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp khởi binh chống Lê Hoàn có thể là những biểu hiện cho thấy mưu đồ thoán đoạt của Lê Hoàn. Ngày nay, số đền thờ các trung thần này nhiều hơn rất nhiều so với vài đền thờ Lê Hoàn và thái hậu họ Dương.

    Các nhà nghiên cứu có đặt giả thiết là hành động của Lê Hoàn có sự trợ giúp của Dương Vân Nga. Trong bối cảnh cung đình của nhà Đinh lúc ấy có 3 hoàng tử, trưởng là Liễn, thứ là Toàn, út là Hạng Lang. Liễn là con trưởng, có nhiều công lao; Hạng Lang lại được vua yêu nên đã lập làm thái tử dù mới lên 4 tuổi, khó có thể bộc lộ những phẩm chất cao siêu hơn Đinh Liễn. Tiên Hoàng lại có những 5 hoàng hậu; có thể đã xảy ra cuộc đua ganh giữa 5 hoàng hậu về tương lai của ngôi thái tử. Trong cuộc đua ganh này, Dương hậu đã chọn Lê Hoàn làm chỗ dựa.

    Sau sự kiện Đinh Liễn giết Hạng Lang, Đinh Tiên Hoàng không xử phạt Đinh Liễn mà vẫn dự định để Liễn nối nghiệp. Có thể điều này làm phật ý Dương hậu khi bà cho rằng trước đã đặt Hạng Lang trên Liễn thì nay Liễn cũng phải ở dưới Toàn; và Dương Hậu đã cùng Lê Hoàn hành động.

    Theo lý giải của một số nhà nghiên cứu, một trong những nguyên nhân khiến nhà Tống phát binh xâm lược Đại Cồ Việt chính là do Đinh Liễn, người đã đi lại với nhà Tống và được chính vua Tống phong chức, bị hại. Việc phong Liễn cho thấy nhà Tống thừa nhận ngôi vị của Liễn. Với danh nghĩa trừng trị kẻ phản nghịch, nhà Tống phát binh. Việc Lê Hoàn thành công trong cuộc kháng chiến chống Tống có thể đã khiến nhân dân tha thứ cho ông.

    Các nhà nghiên cứu cũng đặt giả thiết Đỗ Thích chỉ là người vô tình có mặt ở hiện trường sau khi cha con vua Đinh bị hại (vì là quan nội thị) và lúc bấy giờ ông không thể thanh minh mình vô tội lúc nhiều người ập tới. Ông vội vã chạy trốn và bị bắt chém sau 3 ngày, trở thành nạn nhân trong mưu đồ của Lê Hoàn và Dương hậu.

    Mẹ Hạng Lang và Nguyễn Bặc?
    Tác giả Lê Văn Siêu trong sách "Việt Nam văn minh sử" nêu ra giả thiết:

    Trong cuộc chiến cung đình giữa các hoàng hậu, bà mẹ Hạng Lang đã chọn Nguyễn Bặc làm vây cánh. Khi Hạng Lang bị giết mà thủ phạm Đinh Liễn không bị trừng trị, bà nảy ý định trả hận và đã cùng Nguyễn Bặc dùng Đỗ Thích ra tay. Sau đó Nguyễn Bặc theo lệnh của bà bắt giết Thích để “diệt khẩu”.

    Tuy nhiên, giả thiết này còn có những điểm không thoả đáng. Nguyễn Bặc là bạn “chí cốt” của Tiên Hoàng từ nhỏ. Quan hệ giữa ông và Tiên Hoàng rất gần, quan điểm cho rằng ông nảy ý định phản Tiên Hoàng là hơi gượng ép. Dù ông có bụng "thờ" Hạng Lang chứ không “thờ” Liễn (chọn chủ tương lai) thì cũng chỉ giết Liễn chứ không thể giết luôn cả Tiên Hoàng.

    Thứ nữa, nếu Nguyễn Bặc bày đặt sai Đỗ Thích giết cha con vua Đinh thì sau khi Thích hành sự xong, ông phải lập tức "đón lõng" bắt Thích ngay và chém tức khắc, không thể để trốn tránh tới 3 ngày, vì nhỡ trốn tránh lọt vào tay người khác lại khai ra ông, như vậy ông sẽ bị lộ là chủ mưu.

    Nhà Tống?
    Cũng tác giả Lê Văn Siêu trong sách "Việt Nam văn minh sử" nêu ra một giả thiết khác:

    Đỗ Thích là "gian tế" của nhà Tống, giết cha con vua Đinh để làm rối triều đình và cho nhà Tống thừa cơ mang quân sang đánh chiếm. Vì Trung Hoa là nước lớn nên phía Đại Cồ Việt dù có biết, cũng không dám "làm to chuyện" gian tế đó, chỉ dồn sức đánh trả sau này.

    Giả thiết này kém thuyết phục nhất. Cha con vua Đinh bị giết tháng 10 năm 979. Lê Hoàn lên thay ngôi nhà Đinh tháng 7 năm 980, hơn nửa năm sau (sau khi đã dẹp các trung thần nhà Đinh). Nhà Tống mãi tháng 3 năm 981 mới mang quân sang, tức là gần 1 năm rưỡi sau khi cha con vua Đinh bị hại. Nếu nhà Tống rắp tâm hại cha con vua Đinh để đánh chiếm thì phải sắp sẵn quân, chờ khi được tin "Đã giết được Giao Chỉ quận vương" là vượt biên giới ngay để người Nam bị "sét đánh không kịp bưng tai" thì mới chiếm được.

    Sự thực là tin vua Đinh bị hại đến khá muộn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, cha con vua Đinh bị hại từ tháng 10 năm 979, tới tận tháng 6 năm 980, Tri Ung châu nhà Tống là Hầu Nhân Bảo mới dâng biểu lên Tống Thái Tông tâu nên đánh Giao Chỉ và từ tháng 7 năm đó vua Tống mới bắt đầu động binh.

    Tới khi Lê Hoàn đã lên ngôi (tháng 7 năm 980), nghe tin nhà Tống động binh và đưa thư dụ hàng, tới tháng 10 năm đó vẫn thác xưng danh của Đinh Toàn xin nối ngôi vua cha Tiên Hoàng để gửi thư sang vua Tống nhằm hoãn binh. Nhà Tống khi đó vẫn dè dặt dùng “lễ” để chiêu dụ trước. Nếu nhà Tống chủ mưu và chưa muốn dùng binh, ít ra cũng động binh sớm để áp sát biên giới, uy hiếp rồi sai sứ sang doạ để Giao Chỉ quy phục.

    Sự thực là nhà Tống động binh muộn và ra quân cũng muộn, đủ thời gian cho Lê Hoàn dẹp xong nội loạn, giữ vững nhân tâm và chuẩn bị đón đánh thắng lợi.

    Kết luận
    Sự kiện này còn nhiều nghi vấn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khẳng định chắc chắn Tiên Hoàng bị hại không phải vì Đỗ Thích muốn đoạt ngôi và có nhiều ý kiến nghiêng về khả năng thủ phạm là Lê Hoàn và Dương hậu.

    more
  • Lê Văn Tám - Sự thật hay chỉ là hư cấu Le Van Tam - The truth or just fiction

    Thi Nghe burning ammunition storage service on January 1, 1946 How many years has provided a legendary Le Van Tam. The terms of science, this myth is unsteady. And we like to accept that to tradition as a statue of the revolutionary hero during that long then.
    But up to now have the resources we have different perspectives of what is written in the book. Type of mine warehouse Pinball Thi Nghe factory workers include lighting Quan Ka Kim, Ky and Ni. Ka Kim commander. Century and the contents of small boats carrying mines waiting at the net to the mine and the two ships go through sewer drainage. Because the guards should strictly carry out the task he set mine very slowly. When finished set fire to at the time the country has large, sewer flooding is not out. Hour fire at the ammunition storage Thi Nghe launch is now two minutes of the sacrifice of power plants Cho Quan. "There are many articles, including books on Le Van Tam. Currently, many provinces and cities throughout the country which is a monument, park, street named Le Van Tam, Le Van Tam ... schools

    However, if serious about resources to find historical events may arise questions: whether Le Van Tam Is the truth the truth, so each set victories oanh list? Please point raised several questions as follows:

    1. Through the name Le Van Tam, the naming practices of the South, had derived Eight six older siblings intestine (excluding children). 1946, about 10 years old August so the conjecture of Eight siblings over 10 years to more than 20 years of age. Through 1975, ie 30 years later, his sister, Aug approximately 40 to 50 years old.

    At this age, it is more likely among his six, she's someone still alive Eight (now the parents of the Aug can still live in age from 60-80). Before 1975, they may not dare to get his sister is August, but after the revolution was successful, why not find out who stands to receive the honor (and benefits) for the family? If families do not receive the modest labor resistance, the functional bodies must also go looking. Invalids and social sectors must make a list of families with the revolution, industry wrote to look up family history of the career.

    Maybe not all six of eight siblings have died primarily in age from 20 to 30? Even in cases where this happens, necessarily uncle, her aunt Le Van Tam also how people live, since August Thi Nghe area but just do not wilderness, remote do?

    To do better, recommends posting notices on television, radio, newspapers, both central and local search for relatives of the Le Van Tam.

    2. Le Van Tam told a communication link, but no specific say that August is assigned to any unit. Pham was revolutionary activities, the time against the French as well as anti-American, definitely not an active member of certain units (such as The Union, Labor Union, U.S. shipping, knowing the city, Armed Reconnaissance, epidemic outbreaks. .. etc. ..), no one can alone a territory, self-released self-work, how to work also, whether self-immolation, destroying enemy ammunition storage. Practical revolutionary activities in Saigon to see the intelligence activities must also be held. Eight units of not standing out the cases where the notice of their units are large deficiencies, not to harm contagious effect, but guilty of concealing achievements should make history. So any units Eight soldiers, it should quickly make these procedures. Maybe not all units are under great sacrifice all? Many cases the unit sacrifice, many people still know the war our people are always feeding and protection assistance.

    3. Generally, the principle of military, ammunition storage which is also strictly protected. This is the military ban lai Current stranger, always outside the gate guards "armed to take that. Is there more in store warehouses, each warehouse has always lock down doors, put bullets in the barrel, carefully sealed lock. Only when people ammunition to domains or relations work, the documents are valid and sufficient, the guards open the gates for the new. Next, have the chief command of the stock, unlocking new storekeepers, delivery rounds. Le Van Tam Dang is running a bit from the entrance directly in the warehouse but not in half-silhouette paper which prevents soldiers name, to come to places like ... not people, all gate, warehouse doors are open as pre-awaited ...?!

    Suppose that the Le Van Tam Research carefully, understand the law of the enemy, or fall into random luck, the gate guards were suddenly not react promptly and all situations are favorable for August , then a middle-aged healthy normal gasoline soaked fire broke broke his burning torch life as difficult as possible (if not the may not) run a distance of several tens of meters away. Warehouses, especially ammunition warehouse, not the front, at least to the gate guard and then a few dozen meters.

    Iconic Le Van Tam was raised like?

    Who composed the film is the story Phan Vu. According to Mr. Phan Vu since he not written that Le Van Tam is a real character should set period of "living torch", but writing a feature film. But by the time he saw the propaganda necessary to build a mirror brave sacrifice to save the country, are composed of four chop him, realize as a character real. Tale of the labor reporter missed always. Why character named Le Van Tam? Still the authors Phan Vu, then the occasion of the August Revolution, he always put his characters name Eight, just mean, just easy to remember, people just blame Southern closer.

    War, can use all measures, provided useful. This should also return true for the historical events.

    Vụ đốt kho đạn Thị Nghè ngày 1.1.1946 bao nhiêu năm nay quy về một huyền thoại Lê Văn Tám. Nhưng về phương diện khoa học, huyền thoại này không đứng vững được. Và chúng ta cứ chấp nhận như thế mà lưu truyền như là một hình tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng suốt bấy lâu.

    Nhưng đến nay đã có nguồn tư liệu cho chúng ta có cái nhìn khác những gì viết trong sách sử. Tổ đánh mìn kho đạn Thị Nghè là công nhân nhà máy đèn Chợ Quán gồm có Ka Kim, Kỷ và Nỉ. Ka Kim là chỉ huy. Kỷ và Nỉ dùng thuyền nhỏ chở mìn chờ lúc con nước ròng đưa thuyền chở mìn và hai người chui qua ống cống thoát nước. Vì lính gác rất chặt chẽ nên hai anh tiến hành công việc đặt mìn rất chậm. Khi đặt xong đến giờ điểm hỏa thì con nước đã lớn, ống cống ngập lút không ra được. Giờ điểm hỏa phá tung kho đạn Thị Nghè cũng là giờ phút hy sinh của hai công nhân nhà máy điện Chợ Quán.” Có nhiều bài báo, có cả sách viết về Lê Văn Tám. Hiện nay, rất nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước có nào là tượng đài, công viên, đường phố mang tên Lê Văn Tám, trường học Lê Văn Tám...

    Tuy nhiên, nếu nghiêm túc về nguồn để tìm kiếm sự kiện lịch sử có thể sẽ nảy sinh những thắc mắc: liệu Lê Văn Tám có phải là người thật việc thật, từng lập nên chiến công oanh liệt? Xin nêu ra vài điểm thắc mắc như sau:

    1. Qua tên gọi Lê Văn Tám, với tập quán đặt tên của người miền Nam, có thể suy ra Tám có sáu anh chị ruột lớn hơn (không kể các em). Năm 1946, Tám khoảng 10 tuổi như vậy phỏng đoán các anh chị của Tám hơn 10 tuổi đến hơn 20 tuổi. Qua 1975, tức 30 năm sau, anh chị của Tám khoảng chừng từ 40 đến 50 tuổi.

    Ở lứa tuổi này, rất nhiều khả năng trong số sáu anh, chị của Tám có người vẫn còn sống (ngay cha mẹ của Tám cũng có thể còn sống với lứa tuổi từ 60 - 80). Trước 1975, có thể họ không dám nhận là anh chị của Tám, nhưng sau khi cách mạng thành công, tại sao không thấy ai đứng ra nhận vinh dự (và cả quyền lợi) cho gia đình? Nếu gia đình khiêm tốn không nhận công lao kháng chiến, các cơ quan chức năng cũng phải đi tìm. Ngành thương binh xã hội phải lập danh sách gia đình có công với cách mạng, ngành viết lịch sử phải tra cứu thân thế sự nghiệp.

    Chẳng lẽ tất cả sáu anh chị của Tám đều đã chết yểu ở độ tuổi từ 20 đến 30? Ngay cả trong trường hợp chuyện này xẩy ra, hẳn chú bác, cô dì của Lê Văn Tám thế nào cũng có người còn sống, vì Tám ở ngay vùng Thị Nghè chứ nào phải nơi xa xôi, hẻo lánh gì?

    Để làm rõ hơn, đề nghị nên đăng thông báo trên truyền hình, phát thanh, báo chí, cả trung ương lẫn địa phương, tìm người thân của Lê Văn Tám.

    2. Chỉ nghe kể Lê Văn Tám là giao liên, nhưng không thấy nói cụ thể Tám là giao liên cho đơn vị nào. Phàm đã hoạt động cách mạng, thời chống Pháp cũng như chống Mỹ, dứt khoát phải hoạt động trực thuộc một đơn vị nào đó (như Thành đoàn, Công đoàn, Binh vận, Biệt động thành, Trinh sát vũ trang, Địch vận ...v.v...), không ai có thể một mình một cõi, tự tung tự tác, muốn hoạt động ra sao cũng được, dù là tự thiêu, phá hủy kho đạn của địch. Thực tiễn hoạt động cách mạng tại Sài Gòn cho thấy đến tình báo hoạt động cũng phải có tổ chức. Đơn vị của Tám không đứng ra báo công trường hợp người của đơn vị mình là thiếu sót lớn, không phải để hưởng tiếng thơm lây, mà là có tội che giấu thành tích của người làm nên lịch sử. Vậy đơn vị nào có chiến sĩ Tám, cần nhanh chóng làm các thủ tục này. Không lẽ cả đơn vị lớn nhỏ đều hy sinh hết? Nhiều trường hợp cả đơn vị hy sinh, vẫn có nhiều người biết do cuộc chiến tranh của chúng ta luôn được nhân dân nuôi dưỡng, bảo vệ giúp đỡ.

    3. Thông thường, theo nguyên tắc quân sự, kho đạn nào cũng được bảo vệ nghiêm ngặt. Đây là khu quân sự cấm người lạ mặt lai vãng, ngoài cổng luôn có lính gác "vũ trang đến tận răng". Trong kho lại có nhiều nhà kho, mỗi nhà kho đều có cánh cửa luôn khóa chặt, đạn được bỏ trong thùng, niêm khóa cẩn thận. Chỉ khi có người đến lĩnh đạn hoặc quan hệ công tác, trình giấy tờ hợp lệ và đầy đủ, lính gác mới mở cổng cho vào. Tiếp đó, phải có lệnh của trưởng kho, thủ kho mới mở khóa, giao đạn. Đằng này Lê Văn Tám chạy một hơi từ cổng vào thẳng trong nhà kho mà chẳng thấy bóng dáng nửa tên lính tráng nào ngăn cản, cứ như xông vào chỗ... không người, tất cả mọi cánh cổng, cánh cửa kho đều mở rộng như chờ đón sẵn...?!

    Giả sử Lê Văn Tám đã điều nghiên kỹ lưỡng, nắm được quy luật của địch, hoặc rơi vào trường hợp may mắn ngẫu nhiên, do lính gác cổng bị bất ngờ không kịp phản ứng và tất cả mọi tình huống đều thuận lợi cho Tám, thì một người trung niên khỏe mạnh bình thường tẩm xăng đốt mình cháy bùng bùng như cây đuốc sống cũng khó có thể (nếu không muốn nói là không thể) chạy bộ được một quãng xa tới vài chục mét. Nhà kho, nhất là kho đạn, không phải nhà mặt tiền, chí ít cũng phải qua cổng gác rồi cách vài chục mét.

    Hình tượng Lê Văn Tám được đưa lên như thế nào?

    Người sáng tác hình tượng này là đạo diễn phim truyện Phan Vũ. Theo ông Phan Vũ kể, ông không hề viết rằng Lê Văn Tám là nhân vật có thực lập nên kỳ công "cây đuốc sống", mà chỉ viết một phim truyện. Nhưng do các nhà tuyên truyền thời ấy thấy cần xây dựng một tấm gương dũng cảm hy sinh cứu nước, bèn chộp luôn sáng tác của ông, hiện thực hóa như một nhân vật có thật. Lỡ phóng lao đành theo lao luôn. Tại sao nhân vật được đặt tên là Lê Văn Tám? Vẫn theo tác giả Phan Vũ, khi ấy nhân dịp Cách mạng tháng Tám, ông đặt luôn nhân vật của mình tên Tám, vừa có ý nghĩa, vừa dễ nhớ, vừa dân dã lại rất Nam Bộ gần gũi.

    Thời chiến, có thể dùng mọi biện pháp, miễn hữu ích. Nay cũng cần trả lại sự thật cho các sự kiện lịch sử.

    more

Featured Video

Photos